• Theo dõi Orgalife tại
Dinh dưỡng điều trị

Vì sao suy dinh dưỡng là tình trạng thường thấy ở người bệnh suy thận mạn?

Ở người bệnh thận mạn, suy dinh dưỡng là một tình trạng rất phổ biến. Thận giảm chức năng kéo theo các cơ quan khác cũng suy yếu dần kèm theo việc ăn uống, hấp thụ dinh dưỡng cũng kém dần đi khiến sức khỏe càng bị ảnh hưởng nhiều hơn. Thấu hiểu nguyên nhân khoa học đằng sau và tìm ra giải pháp cân bằng dinh dưỡng để bổ sung kịp thời là vấn đề cấp thiết đối với bệnh nhân suy thận mạn.

1. Chức năng của thận suy yếu dễ khiến cơ thể suy dinh dưỡng

Thận có chức năng loại bỏ chất độc và nước thừa ra khỏi cơ thể, đồng thời đảm bảo nồng độ muối và khoáng chất trong máu luôn ổn định (ví dụ: canxi, phốt pho, natri và kali). Thận cũng tiết ra các hormon giúp tạo hồng cầu, điều hòa huyết áp và giữ cho xương chắc khỏe.1

Bệnh thận mạn tính bao gồm các tình trạng làm tổn thương thận và từ đó làm cơ thể suy yếu. Khi bệnh thận trở nặng, chất độc có thể tích tụ nhiều trong máu và gây ra nhiều vấn đề sức khỏe như tăng huyết áp, thiếu máu, yếu xương, dinh dưỡng kém và tổn thương thần kinh. Ngoài ra, bệnh thận làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và mạch máu. Những vấn đề này có thể xảy ra từ từ trong một thời gian dài.2

Nếu bệnh thận tiếp tục tiến triển, người bệnh có thể phải lọc máu hoặc ghép thận để duy trì sự sống.2

Bệnh thận mạn có thể chia thành 5 giai đoạn dựa vào độ lọc cầu thận (ĐLCT - đại diện cho khả năng lọc các chất thải của thận):3

Do đó, một khi chức năng thận suy giảm ở bệnh nhân suy thận mạn, cơ thể sẽ dễ dàng suy dinh dưỡng.

2. Giải đáp nguyên nhân suy dinh dưỡng của bệnh nhân suy thận mạn

Người suy thận phải đối mặt với một số thách thức về cân bằng dinh dưỡng.4 Thuật ngữ suy mòn năng lượng protein (PEW) thường được dùng để mô tả tình trạng suy dinh dưỡng phổ biến ở người suy thận.4 Bệnh thận mạn còn khiến bệnh nhân thiếu hụt vitamin và khoáng chất, góp phần gây ra các bệnh đi kèm như thiếu máu, bệnh tim mạch và mất cân bằng chuyển hóa.5

Suy dinh dưỡng ở đối tượng này có thể đến từ nhiều nguyên nhân, gồm:4

- Chán ăn và giảm lượng dinh dưỡng hấp thu

- Hấp thu ở đường ruột kém

- Lọc máu cũng làm mất một lượng chất dinh dưỡng

- Tăng thoái hóa protein do nhiễm toan, đề kháng insulin và viêm mạn tính

- Những yếu tố có thể đi kèm với bệnh tim mạch do xơ vữa, làm tăng nguy cơ tử vong cho người bệnh.

Người suy thận thường chán ăn do giảm lượng hormon kích thích cảm giác thèm ăn nhưng lại tăng hormon ức chế cảm giác thèm ăn. Đồng thời việc tích tụ các chất thải trong cơ thể, vị giác bất thường và tác dụng phụ của thuốc trên vị giác cũng làm giảm cảm giác thèm ăn.5

Suy giảm chức năng thận còn dẫn đến tăng thoái hóa protein, gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng khác đến sức khỏe. Protein trong chế độ ăn được phân nhỏ thành các acid amin, sau đó được phân giải thêm để tạo ra các sản phẩm chủ yếu có tính acid, trong đó có các acid chứa phốt pho. Các acid này cần được đào thải ra khỏi cơ thể bởi thận, tuy nhiên chức năng thận suy giảm khiến các acid có thể tích tụ gây nhiễm toan chuyển hóa.6

Ngoài ra quá nhiều phốt pho tích tụ trong máu còn kéo dần canxi ra khỏi xương, làm cho xương của người bệnh thận mỏng, yếu và dễ gãy hơn.1 Do đó, bệnh nhân suy thận cần có chế độ dinh dưỡng cân bằng để đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ và hợp lí cho cơ thể.

3. Giải pháp dinh dưỡng cho người suy thận mạn

Bộ Y tế Việt Nam, Viện Y Tế và Chăm sóc sức khỏe Anh quốc (NICE) và Viện Đái tháo đường và Bệnh Tiêu hóa và Thận Hoa Kỳ (NIDDK) đưa ra các khuyến cáo về dinh dưỡng cần thiết cho bệnh nhân suy thận mạn:

- Lượng protein trong chế độ ăn uống hằng ngày:4,7

+ 0,8-1,0 g/kg cân nặng lý tưởng (IBW)/ngày cho người suy thận giai đoạn 1-2

+ 0,6 g/kg cân nặng lý tưởng (IBW)/ngày cho người suy thận giai đoạn 3-4

+1,1-1,4 g/kg IBW/ngày cho người bệnh phải duy trì chạy thận nhân tạo duy trì

+ 1,2-1,5 g/kg IBW/ngày cho người bệnh thẩm phân phúc mạc

+ Protein động vật nên chiếm hơn 50%

+ Đảm bảo đủ năng lượng

- Năng lượng cần nạp vào hằng ngày:4,7

+ Bệnh thận giai đoạn 4: 30 kcal/kg protein/kg IBW/ngày cho người lớn <60 tuổi và 30-35 kcal/kg protein/kg IBW/ngày cho người lớn ≥60 tuổi

+ Chạy thận nhân tạo: 35 kcal/kg protein/kg IBW/ngày

+ Lọc màng bụng: 30-35 kcal/kg protein/kg IBW/ngày

- Đối với các chất điện giải:7

+ Chọn và chế biến thực phẩm ít muối và natri: Chế độ ăn uống nên chứa ít hơn 2,3 g natri mỗi ngày.1

+ Chọn thực phẩm lành mạnh cho tim: Để giúp ngăn chặn chất béo tích tụ trong mạch máu, tim và thận, như: đậu, rau, trái cây, sữa ít béo.1

+Chọn thực phẩm và đồ uống ít phốt pho như: trái cây tươi, rau quả, gạo, nước gạo.1

+ Chọn thực phẩm ít kali như: táo, đào, cà rốt, đậu xanh, gạo, sữa gạo.1

Việc tìm kiếm một giải pháp cân bằng dinh dưỡng để đảm bảo sức khỏe, bảo tồn chức năng thận nhưng tiện lợi là một nhu cầu cấp thiết đối với người suy thận mạn và xa hơn là đảm chất lượng sống. Navie Nepro 1 và Navie Nepro 2 đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng về protein và điện giải cho người bệnh suy thận với tỷ lệ các thành phần dinh dưỡng được tinh chỉnh kỹ lưỡng, bổ sung đầy đủ và cân bằng dinh dưỡng cho người bệnh thận theo khuyến cáo khoa học, giúp bảo tồn chức năng thận và ngăn ngừa tiến triển bệnh thận.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. NIDDK. Eating Right for Chronic Kidney Disease. https://www.niddk.nih.gov/health-information/kidney-disease/chronic-kidney-disease-ckd/eating-nutrition. Accessed 4/10/2021.

2. National Kidney Foundation. Chronic Kidney Disease (CKD) Symptoms and causes. https://www.kidney.org/atoz/content/about-chronic-kidney-disease. Accessed 4/10/2021.

3. Bộ Y tế. Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh Thận – Tiết niệu ban hành kèm theo Quyết định số 3931/QĐ-BYT ngày 21/9/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế. 2015; https://kcb.vn/vanban/huong-dan-chan-doan-va-dieu-tri-cac-benh-than-tiet-nieu. Accessed 12/10/2021.

4. Wright M, Southcott E, MacLaughlin H, Wineberg S. Clinical practice guideline on undernutrition in chronic kidney disease. BMC nephrology. 2019;20(1):1-10.

5. Iorember FM. Malnutrition in chronic kidney disease. Frontiers in pediatrics. 2018;6:161.

6. Zha Y, Qian Q. Protein nutrition and malnutrition in CKD and ESRD. Nutrients. 2017;9(3):208.

7. Bộ Y tế. Hướng dẫn điều trị dinh dưỡng lâm sàng: Ban hành kèm theo Quyết định số 5517/QĐ-BYT ngày 25 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế. 12/10/2021.

Tin liên quan

Cá thể hóa chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân suy thận mạn
Cá thể hóa chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân suy thận mạn

Thận là cơ quan nội tiết quan trọng. Suy giảm chức năng thận sẽ kéo theo nhiều hệ lụy gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống. Do đó, bệnh nhân bị bệnh thận mạn tính đòi hỏi chế độ dinh dưỡng đặc biệt để ngăn chặn diễn tiến bệnh và hỗ trợ quá trình điều trị hiệu quả.

EPA: Dưỡng chất cần thiết cho bệnh nhân ung thư
EPA: Dưỡng chất cần thiết cho bệnh nhân ung thư

Dinh dưỡng là một trong những phần thiết yếu để duy trì sự sống và phát triển của con người. Cơ thể cần được cung cấp năng lượng để đảm bảo cho các hoạt động mỗi ngày. Thế nên, vấn đề dinh dưỡng luôn là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu, nhất là với người bệnh nói chung và bệnh nhân ung thư nói riêng.

Dinh dưỡng: Yếu tố then chốt trong quản lý bệnh đái tháo đường
Dinh dưỡng: Yếu tố then chốt trong quản lý bệnh đái tháo đường

Việc giữ gìn lối sống lành mạnh, nhất là có một chế độ dinh dưỡng đầy đủ, ổn định và hài hòa rất quan trọng đối với bệnh nhân đái tháo đường (ĐTĐ). Bên cạnh việc kiểm soát cân nặng chặt chẽ, Hướng dẫn của Bộ Y tế cho người đái tháo đường nhấn mạnh việc lựa chọn và kết hợp các loại thực phẩm đa dạng dinh dưỡng nhưng vẫn phải đảm bảo kiểm soát đường huyết.

Đạm thủy phân: Giải pháp dinh dưỡng tối ưu cho người bệnh
Đạm thủy phân: Giải pháp dinh dưỡng tối ưu cho người bệnh

Chất đạm protein thủy phân với ưu điểm dễ hấp thu vào cơ thể hơn, từ đó mang lại nhiều lợi ích rõ ràng hơn so với protein nguyên vẹn. Đạm thủy phân rất phù hợp để sử dụng cho người cao tuổi, người bệnh đang phục hồi, những người có nguy cơ thiếu hụt dinh dưỡng. Hãy cùng tìm hiểu cụ thể những lợi ích của chất đạm protein thủy phân mang lại đối với sức khỏe nhé.

Về Orgalife Sản phẩm Blogs Mua ngay

TỔNG ĐÀI TƯ VẤN 19006744

zalo messenger