Việc giữ gìn lối sống lành mạnh, nhất là có một chế độ dinh dưỡng đầy đủ, ổn định và hài hòa rất quan trọng đối với bệnh nhân đái tháo đường (ĐTĐ). Bên cạnh việc kiểm soát cân nặng chặt chẽ, Hướng dẫn của Bộ Y tế cho người đái tháo đường nhấn mạnh việc lựa chọn và kết hợp các loại thực phẩm đa dạng dinh dưỡng nhưng vẫn phải đảm bảo kiểm soát đường huyết.
Bệnh nhân ĐTĐ cần đảm bảo được cân bằng năng lượng với mức năng lượng ăn vào bằng năng lượng tiêu hao. Trong đó:
Lượng calori nạp hằng ngày có thể tính toán theo công thức:1
Mức năng lượng/ngày = 20-30 (kcal) x cân nặng lý tưởng (kg)
Cân nặng lý tưởng (IBW) được tính theo công thức:
IBW = (Chiều cao tính theo m)2 x 22 (kg)
Lưu ý cần cá nhân hóa chế độ dinh dưỡng dựa trên: thói quen ăn uống, tình trạng sức khỏe, phác đồ điều trị và các khía cạnh khác.1
Năng lượng nên phân bố đều trong ngày với 22% cho bữa sáng, mỗi 32% cho bữa trưa và chiều, 14% còn lại cho các bữa phụ.2 Một phần ăn từ 250-300 kcal với đầy đủ chất dinh dưỡng rất phù hợp cho bữa ăn phụ hoặc sáng.
Đối với người ĐTĐ, một bữa ăn cân đối cần đảm bảo kết hợp cả dưỡng chất đa lượng, dưỡng chất vi lượng và chất xơ nhưng vẫn đảm bảo duy trì được đường huyết.
Dinh dưỡng đa lượng là chất cung cấp năng lượng, cần tiêu thụ với lượng lớn để đảm bảo duy trì chức năng cơ thể và các hoạt động hàng ngày. Có 3 nhóm dinh dưỡng đa lượng chính là glucid, lipid và protein.3
Dưỡng chất vi lượng là những vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể với một lượng rất nhỏ. Tuy nhiên, sự thiếu hụt bất kỳ chất nào trong số chúng có thể gây ra các tình trạng nghiêm trọng và thậm chí đe dọa tính mạng. Dưỡng chất vi lượng đảm bảo cho sự tăng trưởng và phát triển bình thường.14
Người ĐTĐ cần được cung cấp các dưỡng chất vi lượng như người bình thường. Nên ưu tiên các dưỡng chất vi lượng trong tự nhiên, ví dụ rau và trái cây.1
Chất xơ có tác dụng giúp thức ăn ở dạ dày lâu hơn, ngăn cản men tiêu hóa tác dụng với thức ăn, từ đó làm chậm tốc độ tiêu hóa, giải phóng glucose vào máu từ từ.1
Ngoài ra, chất xơ còn có nhiều tác dụng khác như: giảm hấp thu cholesterol, chống xơ vữa động mạch, điều hòa nhu động ruột, tác dụng hữu ích trong giảm táo bón và hạn chế các tác nhân ung thư trực tràng và đường ruột.1
Cơ thể có nhu cầu chất xơ 20 – 30 g/ngày. Chất xơ có nhiều trong các các loại cây rau, củ, quả và ngũ cốc.1 Trong đó, inulin là một loại chất xơ giúp ổn định đường huyết, không những phù hợp với người đái tháo đường, mà còn hỗ trợ tốt cho người tiền đái tháo đường và tiềm năng cho phụ nữ đái tháo đường thai kỳ.15-17
Tìm hiểu thêm: Ăn nhiều chất xơ có giúp làm giảm cân?
Navie Cerna là bữa ăn cung cấp đầy đủ năng lượng và dinh dưỡng hoàn chỉnh, dễ hấp thu cho người bệnh đái tháo đường. Với sự phối hợp đầy đủ từ các nguyên liệu tự nhiên, Navie Cerna là giải pháp toàn diện giúp cân bằng các dưỡng chất từ glucid, lipid, protein, chất xơ đến vitamin, khoáng chất cùng công thức dinh dưỡng độc quyền Orgalife Navie Premix.
1. Bộ Y tế. Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị đái tháo đường típ 2: Ban hành kèm theo Quyết định số 5481/QĐ-BYT ngày 30 tháng 12 năm 2020. 2021; http://daithaoduong.kcb.vn/wp-content/uploads/2021/02/Quy%E1%BA%BFt-%C4%91%E1%BB%8Bnh-5481-ban-hanh-H%C6%B0%E1%BB%9Bng-d%E1%BA%ABn-ch%E1%BA%A9n-%C4%91o%C3%A1n-v%C3%A0-%C4%91i%E1%BB%81u-tr%E1%BB%8B-%C4%91%C3%A1i-th%C3%A1o-%C4%91%C6%B0%E1%BB%9Dng-t%C3%ADp-2.pdf. Accessed 25/09/2021.
2. Moats S. Process for Developing Recommendations for Meal Requirements. In: Murphy SP YA, West Suitor C, ed. Child and adult care food program: Aligning dietary guidance for all. Washington (DC): National Academies Press (US); 2011.
3. WHO. Macronutrients. http://www.emro.who.int/health-topics/macronutrients/index.html. Accessed 25/09/2021.
4. Wang ML, Gellar L, Nathanson BH, et al. Journal of the Academy of Nutrition and Dietetics. 2015;115(6):898-906.
5. Zafar MI, Mills KE, Zheng J, et al. The American journal of clinical nutrition. 2019;110(4):891-902.
6. Ojo O, Adebowale F, Wang X-H. Nutrients. 2018;10(3):373.
7. Thomas D, Elliott E. British journal of nutrition. 2010;104(6):797-802.
8. Sichieri R, Moura AS, Genelhu V, Hu F, Willett WC. The American journal of clinical nutrition. 2007;86(3):707-713.
9. Fleming P, Godwin M. Family practice. 2013;30(5):485-491.
10. Livesey G, Livesey H. Mayo Clinic Proceedings: Innovations, Quality & Outcomes. 2019;3(1):52-69.
11. Barclay AW, Petocz P, McMillan-Price J, et al. The American journal of clinical nutrition. 2008;87(3):627-637.
12. MedlinePlus. Dietary fats explained. https://medlineplus.gov/ency/patientinstructions/000104.htm. Accessed 25/09/2021.
13. Harvard T.H. Chan School of Public Health. Protein. https://www.hsph.harvard.edu/nutritionsource/what-should-you-eat/protein/. Accessed 25/09/2021.
14. WHO. Micronutrients. http://www.emro.who.int/health-topics/micronutrients/index.html. Accessed 25/09/2021.
15. Guess ND, Dornhorst A, Oliver N, Frost GS. Annals of Nutrition and Metabolism. 2016;68(1):26-34.
16. Wang, L., Yang, H., Huang, H, et al. Journal of translational medicine. 2019;17(1):1-19.
17. Zhang, Q., Xiao, X., Zheng, J., et al. Frontiers in endocrinology. 2019;10:.675.
Chất đạm protein thủy phân với ưu điểm dễ hấp thu vào cơ thể hơn, từ đó mang lại nhiều lợi ích rõ ràng hơn so với protein nguyên vẹn. Đạm thủy phân rất phù hợp để sử dụng cho người cao tuổi, người bệnh đang phục hồi, những người có nguy cơ thiếu hụt dinh dưỡng. Hãy cùng tìm hiểu cụ thể những lợi ích của chất đạm protein thủy phân mang lại đối với sức khỏe nhé.