Dinh dưỡng là một trong những phần thiết yếu để duy trì sự sống và phát triển của con người. Cơ thể cần được cung cấp năng lượng để đảm bảo cho các hoạt động mỗi ngày. Thế nên, vấn đề dinh dưỡng luôn là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu, nhất là với người bệnh nói chung và bệnh nhân ung thư nói riêng.
Ở người bệnh, các tế bào ung thư liên tục tăng sinh nhanh chóng. Do đó, nó đòi hỏi cơ thể liên tục cung cấp năng lượng cho chúng thay vì cho các tế bào khác trong cơ thể. Điều này khiến cho nhu cầu dinh dưỡng của bệnh nhân ung thư tăng cao hơn so với người bình thường.1
Tình trạng bệnh lý khiến bệnh nhân ăn không ngon đi kèm với nhu cầu dinh dưỡng tăng cao khiến tình trạng thiếu dinh dưỡng diễn ra rất phổ biến ở bệnh nhân ung thư. Có 50 – 80% bệnh nhân ung thư gặp phải tình trạng sụt cân, chán ăn, suy nhược.2 Điều này làm ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng sống và hiệu quả điều trị của bệnh nhân. Ngoài ra, khoảng 10 - 20% bệnh nhân tử vong do suy dinh dưỡng chứ không phải do ung thư gây ra.3 Vì vậy, dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều trị ung thư bên cạnh các phương pháp điều trị khác.
Tiêu chí sàng lọc và đánh giá chế độ dinh dưỡng:
Những chỉ số thường được sử dụng để sàng lọc và đánh giá mức độ phù hợp của chế độ dinh dưỡng của bệnh nhân ung thư bao gồm:3
Chế độ dinh dưỡng của bệnh nhân ung thư cần được tối ưu hóa dựa trên nhu cầu của từng bệnh nhân. Như các bạn đã biết, tình trạng bệnh lý, tác dụng phụ của các phương pháp điều trị ảnh hưởng rất nhiều đến thói quen ăn uống và tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân. Chính những điều này đã gây ra nhiều khó khăn cho việc cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho những bệnh nhân này.4,5
Một số vấn đề thường gặp phải ở bệnh nhân ung thư ảnh hưởng đến việc cung cấp dinh dưỡng bao gồm:4
Eicosapentaenoic Acid (EPA) được tìm thấy nhiều trong các loài cá có nhiều dầu như cá trích, cáo ngừ, cá thu, cá mòi… EPA cùng với DHA là các acid béo thuộc nhóm PUFA (Omega-3 polyunsaturated fatty acid) tốt cho cơ thể.6
3.2. EPA có tác dụng tích cực đến vấn đề dinh dưỡng của bệnh nhân
Các nhà khoa học đã chỉ ra nhiều tác dụng tích cực của EPA đối với vấn đề dinh dưỡng và thể trạng của bệnh nhân ung thư:7-11
Trước nhu cầu dinh dưỡng đặc biệt và những khó khăn trong quá trình bổ sung dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư thì thực phẩm bổ sung có chứa EPA là giải pháp hữu hiệu cho vấn đề này. Hiệp hội Dinh dưỡng Lâm sàng và Chuyển hóa Châu Âu khuyến khích những bệnh nhân ung thư di căn đang hóa trị, có nguy cơ sụt cân hoặc thiếu dinh dưỡng nên sử dụng các chế phẩm bổ sung có chứa dầu cá và EPA để giúp ổn định hoặc tăng cảm giác thèm ăn, lượng thức ăn tiêu thụ, cải thiện cân nặng và lean body mass (khối lượng cơ thể đã trừ đi lượng mỡ).3
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Porporato P. 2016;5e200. https://doi.org/10.1038/oncsis.2016.3 (Truy cập 04/10/2021)
2. Ryan A, et al. Proceedings of the Nutrition Society, 75(2), 199-211. doi:10.1017/S002966511500419X (Truy cập 04/10/2021)
3. Maurizio M, et al. Clinical Nutrition. 2021; 40(5):2898 – 2913. https://doi.org/10.1016/j.clnu.2021.02.005 (Truy cập 04/10/2021)
4. Chio L, et al. HEAL Well: A Cancer Nutrition Guide. http://images.livestrong.org/pdfs/livestrong-fertility/Meals-to-Heal-Heal-Well-Nutrition-Guide.pdf (Truy cập 04/10/2021)
5.American Cancer Society. Nutrition for People With Cancer. https://www.cancer.org/treatment/survivorship-during-and-after-treatment/staying-active/nutrition.html (Truy cập 04/10/2021)
6.Tur JA, et al. British Journal of Nutrition.2012;107:S23–52. DOI: 1017/S0007114512001456 (Truy cập 04/10/2021)
7.Barber MD, et al. Clinical science. 2000;98:389-99.
8.Ries A, et al. Palliative Medicine. 2011;26:294-304. https://doi.org/10.1177/0269216311418709 (Truy cập 04/10/2021)
9. Fietkau R, et al. Cancer. 2013;119:3343-53. DOI: 1002/cncr.28197 (Truy cập 04/10/2021)
10. Murphy RA, et al. Cancer. 2011;117:1775-82. DOI: 1002/cncr.25709 (Truy cập 04/10/2021)
11. Sánchez-Lara K, et al. Clinical nutrition. 2014;33:1017-23. DOI: 1016/j.clnu.2014.03.006 (Truy cập 04/10/2021)
Việc giữ gìn lối sống lành mạnh, nhất là có một chế độ dinh dưỡng đầy đủ, ổn định và hài hòa rất quan trọng đối với bệnh nhân đái tháo đường (ĐTĐ). Bên cạnh việc kiểm soát cân nặng chặt chẽ, Hướng dẫn của Bộ Y tế cho người đái tháo đường nhấn mạnh việc lựa chọn và kết hợp các loại thực phẩm đa dạng dinh dưỡng nhưng vẫn phải đảm bảo kiểm soát đường huyết.
Chất đạm protein thủy phân với ưu điểm dễ hấp thu vào cơ thể hơn, từ đó mang lại nhiều lợi ích rõ ràng hơn so với protein nguyên vẹn. Đạm thủy phân rất phù hợp để sử dụng cho người cao tuổi, người bệnh đang phục hồi, những người có nguy cơ thiếu hụt dinh dưỡng. Hãy cùng tìm hiểu cụ thể những lợi ích của chất đạm protein thủy phân mang lại đối với sức khỏe nhé.