• Theo dõi Orgalife tại
Dinh dưỡng điều trị

Đạm thủy phân: Giải pháp dinh dưỡng tối ưu cho người bệnh

Chất đạm protein thủy phân với ưu điểm dễ hấp thu vào cơ thể hơn, từ đó mang lại nhiều lợi ích rõ ràng hơn so với protein nguyên vẹn. Đạm thủy phân rất phù hợp để sử dụng cho người cao tuổi, người bệnh đang phục hồi, những người có nguy cơ thiếu hụt dinh dưỡng. Hãy cùng tìm hiểu cụ thể những lợi ích của chất đạm protein thủy phân mang lại đối với sức khỏe nhé.

1. Đạm thủy phân là gì?

Chất đạm (protein) là một trong 3 yếu tố dinh dưỡng chính và thiết yếu của cơ thể. Sau khi vào cơ thể, protein nguyên vẹn sẽ được phân tách thành các phân tử peptide nhỏ hơn, và cuối cùng là thành các acid amin để hấp thu. Trong số 20 loại acid amin mà chúng ta cần sử dụng, có 9 loại acid amin thiết yếu không thể tự tổng hợp được mà phải bổ sung từ thực phẩm.1

Đạm thủy phân về bản chất chính là những phân tử peptide, có cấu tạo giống như protein nhưng lại có kích thước nhỏ hơn, do đó dễ dàng hấp thu vào cơ thể và cũng như thuận lợi hơn trong quá trình phân giải thành acid amin để cơ thể sử dụng.2

2. Vai trò của đạm thủy phân (peptide) đối với cơ thể

Chất đạm hay protein nói chung có rất nhiều vai trò đối với cơ thể như xây dựng và duy trì cơ bắp, cấu thành nên các tổ chức cơ quan khác như máu, da, xương,... Ngoài ra, protein còn giúp cung cấp năng lượng để cơ thể hoạt động và là nguyên liệu chính để cấu thành nên các hormone, enzyme, cũng như các kháng thể giúp duy trì hệ miễn dịch luôn khỏe mạnh.3

Tìm hiểu thêm bài viết Protein – “Chìa khóa vàng” tăng cường miễn dịch và sức khỏe cơ bắp

Bổ sung đầy đủ protein từ thực phẩm mang lại rất nhiều lợi ích đối với cơ thể

Việc bổ sung đạm thủy phân (peptide) còn mang lại rất nhiều lợi ích khác cho cơ thể như:2,4

  • Giúp cơ thể tiêu hóa dễ dàng hơn và dễ hấp thu vào cơ thể: bởi vì chất đạm protein thủy phân bao gồm các chuỗi peptide ngắn hơn so với protein nguyên vẹn và đã được phân giải một phần, do đó cơ thể dễ dàng hấp thu và sử dụng hơn.
  • Thúc đẩy quá trình phục hồi vết thương nhanh hơn: đạm thủy phân giúp làm giảm quá trình gây viêm và hoạt động như một chất chống oxy hóa, do đó giúp vết thương lành nhanh hơn.
  • Cải thiện các chức năng khác của cơ thể: đạm thủy phân cải thiện chức năng miễn dịch, ngăn ngừa hình thành cục máu đông, tăng cường khối lượng và sức mạnh của cơ bắp,…

3. Đạm thủy phân – Giải pháp dinh dưỡng phù hợp cho người bệnh

Đối với người bệnh, việc bổ sung đạm cho cơ thể là một trong những yếu tố quan trọng giúp ngăn ngừa nguy cơ thiếu hụt dinh dưỡng, góp phần cải thiện kết quả điều trị và cũng như giúp ngăn ngừa các nguy cơ như mất cơ hoặc suy giảm chức năng cơ bắp.5,6

Chất đạm thủy phân (peptide) có hiệu quả rất tốt đối với những người tiêu hóa kém hoặc cần bổ sung chất dinh dưỡng. Việc sử dụng đạm thủy phân giúp quá trình hấp thu nhanh hơn và làm tăng 25-50% nồng độ acid amin huyết tương so với đạm (protein) nguyên vẹn.7

Ngoài ra, các chuyên gia dinh dưỡng cũng khuyến cáo nên bổ sung đạm cho cơ thể với nguồn protein đa dạng, đảm bảo cân bằng giữa protein từ động vật và thực vật. Các thực phẩm lành mạnh và giàu protein có thể được sử dụng trong các bữa ăn hàng ngày bao gồm thịt ức gà, thịt bò, cá, các loại đậu, hạt, ngũ cốc nguyên hạt và nhiều thực phẩm khác.

Với những người cao tuổi, người bệnh đang điều trị hoặc trong giai đoạn phục hồi,… gặp nhiều áp lực về sức khỏe và tâm lý như chán ăn, hệ tiêu hóa hoạt động kém, chịu áp lực và suy nghĩ về gánh nặng bệnh tật,… khiến cho việc bổ sung đạm cho cơ thể một cách đầy đủ rất khó khăn, dễ dẫn đến nguy cơ thiếu hụt dinh dưỡng.

Do đó, việc lựa chọn các loại bữa ăn dinh dưỡng chuyên biệt giúp bổ sung chất đạm thủy phân và các acid amin thiết yếu, giúp cơ thể dễ dàng hấp thu và chuyển hóa là một trong những giải pháp khoa học, hiệu quả để đáp ứng đầy đủ nhu cầu chất đạm hằng ngày.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Tessari, P et al (2016). Scientific reports, 6, 26074.

2. What to know about peptides for health. Truy cập tại: https://www.medicalnewstoday.com/articles/326701#side-effects

3. What are proteins and what do they do? Truy cập tại: https://medlineplus.gov/genetics/understanding/howgeneswork/protein/

4. Chakrabarti, S. et al (2018). Nutrients, 10(11), 1738.

5. Weijs, P. et al (2019). Journal of clinical medicine, 8(1), 43.

6. English KL et al (2010). Curr Opin Clin Nutr Metab Care. 2010;13(1):34-39.

7. Koopman, et al (2009). The American journal of clinical nutrition. 90, 106-15.

8. Barker, L. A., et al (2011). International journal of environmental research and public health, 8(2), 514–527

Tin liên quan

Về Orgalife Sản phẩm Blogs Mua ngay

TỔNG ĐÀI TƯ VẤN 19006744

zalo messenger