• Theo dõi Orgalife tại
Dinh dưỡng điều trị

NGƯỜI TIỂU ĐƯỜNG TUÝP 2 NÊN ĂN THEO CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG GÌ?

Những nguyên tắc dinh dưỡng cơ bản ở người tiểu đường túyp 2 và cách lên thực đơn dinh dưỡng cho người tiểu đường tuýp 2

NGƯỜI TIỂU ĐƯỜNG TUÝP 2 NÊN ĂN THEO CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG GÌ?

1. Cách tính nhu cầu dinh dưỡng cho người bị tiểu đường tuýp 2

Dựa trên nhu cầu năng lượng mỗi ngày, chúng ta có thể tự tính toán được nhu cầu các chất dinh dưỡng đạm, đường bột, chất béo cần ăn mỗi ngày. Đạm, đường bột. chất béo là ba chất sinh năng lượng. Khẩu phần ăn cân đối cho người ĐTĐ với năng lượng từ đạm là 15-20%, chất đường bột là 50-60% và chất béo là 20-30% tổng năng lượng.

 

a. Chất đạm

Người bệnh tiểu đường nếu chức năng thận bình thường thì hàm lượng đạm cần tiêu thụ mỗi ngày từ 15-20% năng lượng khẩu phần. Ví dụ chế độ ăn 1700 kcal mỗi ngày, chất đạm chiếm: 20% x 1700 = 340 kcal.

Theo lý thuyết mỗi gam chất đạm sinh ra 4 kcal thì số nhu cầu chất đạm là 340/4 = 85 (g).

Sau đây là hàm lượng chất đạm trong một số thực phẩm thông dụng

Thực phẩm

Hàm lượng đạm (g)/100g thực phẩm

Tôm khô

75,60

Mực khô

60,10

Tép khô

59,80

Thịt bò khô

51,00

Ruốc thịt lợn

46,60

Xúc xích

27,20

Phó mát

25,50

Cá thu hộp

24,80

Thịt gà rừng

24,40

Dăm bông lợn

23,00

Thịt lợn, nạc thăn

23,00

Cá trích hộp

22,30

Cá hồi

22,00

Thịt bò, lưng, nạc và mỡ

21,53

b. Chất đường bột

Chất đường bột chiếm 50-60% tổng năng lượng khẩu phần ăn. Ví dụ khẩu phần ăn 1700 kcal thì chất đường bột là 1700 x 50% = 850 kcal. Một gam chất đường bột sẽ cung cấp 4 kcal. Do đó, số lượng chất đường bột có thể ăn là 850/4 = 212,5 (g).

Hàm lượng chất đường bột trong các thực phẩm thông dụng

Thực phẩm

Hàm lượng carb/100g thực phẩm

Kẹo sô cô la

86,3

Bột sắn dây

85,1

Miến dong

83,7

Nghệ tươi

82,5

Gạo tẻ máy

76,3

Gạo lứt

76,2

Gạo tẻ giã

75,7

Bánh bích quy

75,6

Gạo nếp (loại thường)

75,4

c. Chất béo

Hàm lượng chất béo trong khẩu phần của người ĐTĐ thường chiếm từ 20-30% tổng năng lượng khẩu phần. Tuy nhiên, sau khi đã lựa chọn hàm lượng chất đạm là 20% và chất đường bột 50% theo ví dụ trên thì có thể xác định hàm lượng chất béo là: 100 – (20+50) = 30%. Theo lý thuyết mỗi gam chất béo giải phóng 9 kcal, số lượng chất béo cần sử dụng là: 1700 x 30%/9=57 (g)

Bảng hàm lượng chất béo trong các thực phẩm thông dụng

Thực phẩm

Hàm lượng chất béo/100g thực phẩm

Tủy xương bò

89,9

Tủy xương lợn

82,2

Lạp xưởng

55

Giò thủ lợn

54,3

Xúc xích

47,4

Đuôi lợn

47,1

Lòng đỏ trứng vịt

32,3

Thịt vịt

21,8

Thịt lợn nửa nạc, nửa mỡ

21,5

Chân giò lợn (bỏ xương)

18,6

Lòng lợn (ruột già)

15,1

Các loại dầu (cọ, oliu, mè,…)

100

Bơ thực vật

80,7

Vừng đen/trắng       

46,6

2. Lựa chọn thực phẩm cho người tiểu đường tuýp 2

a. Chất đường bột: bao gồm đường, tinh bột, chất xơ

Chất đường bột là loại thực phẩm chính làm tăng đường huyết sau ăn nên người ĐTĐ cần phải lưu ý đến nhóm chất này trong khẩu phần ăn hàng ngày. Nguyên tắc chính cần chọn các loại đường phức tạp, chỉ số đường huyết thấp và tải đường thấp, tăng cuồng chất xơ trong khẩu phần ăn.

- Chỉ số đường huyết (Glycemic index: GI) phản ánh khả năng làm tăng đường huyết sau khi ăn một loại thực phẩm so với một lượng thực phẩm chuẩn (glucose).

- GI của thực phẩm phụ thuộc vào nhiều yếu tố như thành phần, tính chất của tinh bột và cách chế biến.

Chỉ số tải đường (Glucemic Load: GL)

- Lượng tải đường vừa phản ánh lượng đường của phần thực phẩm, vừa phản ánh GI của thực phẩm đó. GL cho biết được sự đáp ứng đường huyết với một lượng cụ thể thức ăn cụ thể có chứa chất bột đường.

- Công thức tính tải đường: GL = GI thực phẩm x m lượng carb trong thực phẩm ăn vào100

  • GL thấp: ≤ 10
  • GL trung bình: 11 – 19
  • GL cao: ≥ 20

Ví dụ: Dưa hấu có GI là 72. Hàm lượng carbohydrat trong 100g dưa hấu là 5g. Khi ăn 100g dưa hấu thì tải đường huyết là: 72 x 5/100=3,6.

Nhóm thực phẩm

Tên

GI (%)

Bánh mì

Bánh mì trắng

100

Bánh mì tươi (Bibica)

31,1

Lương thực

Khoai sọ                   

58

Lúa mạch

31

Yến mạch     

85

Gạo trắng      

83

Quả chín

Chuối

53

Táo    

34

Dưa hấu        

72

Đu đủ

56

Nho    

25-43

Ổi       

16

Rau

Carot 

49

Rau muống   

10

Người bệnh đái tháo đường nên chọn loại tinh bột nguyên hạt, nguyên cám, tinh bột chưa qua tinh chế vì có hàm lượng chất xơ và vitamin cao hơn, giúp ổn định đường huyết sau khi ăn. Chất xơ còn giúp giảm hấp thu cholesterol, giữ nước, chống táo bón, phòng ngừa ung thư đại trực tràng.

b. Chất đạm

Hạn chế sử dụng đạm động vật trừ cá. Mỗi tuần có thể ăn 3-4 bữa ăn có chứa cá, nhất là các loại cá giàu omega 3 (cá ngừ, cá hồi, cá trích, thu, basa,…). Người bệnh có thể tăng cường chất đạm từ thực vật như đậu nành, đậu phụ, các loại đậu khác. Khi có biến chứng suy thận, người bệnh nên được tư vấn dinh dưỡng để giảm lượng đạm phù hợp tình hình sức khoẻ. Hạn chế chất đạm nhiều béo như: chân giò, nội tạng, lạp xưởng, xúc xích,…

c. Chất béo

Có thể sử dụng các loại chất béo không bão hoà tốt cho sức khoẻ như omega 3: từ mỡ cá, hạt chia, hạt mắc ca, dầu đậu tương,.. Hạn chế sử dụng dầu dừa, dầu cọ, bơ, phô mai vì có nhiều acid béo no.

Hạn chế thực phẩm nhiều cholesterol như: nội tạng động vật (óc, gan, dầu dục, phổi,…), trứng cá muối, trứng gia cầm,…

d. Thực phẩm khác

  • Rau xanh và trái cây: mỗi ngày cần bổ sung khoảng 300g rau xanh và 200g trái cây để đủ nhu cầu chất xơ, vitamin và khoáng chất giúp đường huyết không tăng quá nhanh sau khi ăn, hỗ trợ cho hệ tiêu hoá. Rau xanh và trái cây cũng là nguồn cung cấp vitamin tự nhiên, giàu chất chống oxy hoá tự nhiên, dưỡng chất từ thực vật hỗ trợ sức khoẻ, cải thiện tình trạng đề kháng insulin.Trái cây nên chọn loại ít ngọt, có chỉ số GI và GL thấp. Những loại trái cây nên chọn loại trái cây ít ngọt như ổi, táo, lê, cam, đào, mận,…
  • Hạn chế thực phẩm quá mặn: muối chua, thức ăn đường phố chế biến sẵn, nước chấm, gia vị có chứa muối.
  • Rượu có thể làm hạ đường huyết khi không ăn các thực phẩm giàu tinh bột. Ngoài ra, rượu tương tác với thuốc hạ đường huyết làm xuất hiện các triệu chứng nhức đầu, buồn nôn. Người bệnh nên hạn chế sử dụng rượu bia khi đang điều trị đái tháo đường.

3. THỰC ĐƠN THAM KHẢO CHO NGƯỜI ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

Thực đơn tham khảo 1700 kcal cho người đái tháo đường với năng lượng 55% Glucid, 20% chất đạm, 25% chất béo.

Số đơn vị thực phẩm trong khẩu phần ăn

Ngũ cốc, khoai củ: 9,5 đơn vị

Chất đạm: 6 đơn vị

Chất béo: 1,5 đơn vị

Sữa và sản phẩm từ sữa: 4 đơn vị

Rau: 3 đơn vị

Trái cây: 2 đơn vị

Dầu mỡ bơ: 1 đơn vị

Gia vị: 1 đơn vị

Bữa ăn

Món ăn

Thành phần

Mô tả

Bữa sáng

Bún thịt xào

Bún

2 chén

Thịt heo nạc

8 lát nhỏ

Rau xà lách

½ bắp nhỏ

Phụ sáng

Sữa chua

Sữa chua không đường

1 hũ 100g

Trái cây

Thanh long

¼ trái trung bình

Trưa

Cơm gà

Cơm

2 chén lưng

8-9 lát nhỏ

Canh bông cải

Bông cải trắng          

1 chén lưng

Thịt bằm

1 muỗng canh

Mướp xào     

Mướp

½ trái (80g)

Phụ trưa

Trái cây

Táo

½ trái

Phô mai         

 

1 miếng phô mai tam giác (15g)

Chiều

Cơm cá kho

Cơm

1,5 chén

Cá lóc kho

2 khứa nhỏ

Canh cải cúc

Cải cúc

1 chén (80g)

Thịt bằm

1 muỗng canh

Tối

Sữa tươi

Sữa tươi không đường

200 m

Lưu ý:

  • Mỗi ngày có thể sử dụng 1,5 đơn vị chất béo thêm vào khẩu phần ăn. Mỗi đơn vị chất béo sẽ tương đương với
  • Dầu thực vật/mỡ heo nước/mè/đậu phộng/bơ đậu phộng: 1 muỗng canh hoặc
  • Bơ/mỡ heo đặc: 1 muỗng cà phê hoặc
  • Cùi dừa già: 2 muỗng canh.
  • Người đái tháo đường/rối loạn đường huyết nên hạn chế thực phẩm nhóm ngọt: sữa đặc, đường cát, mứt, mật ong, kẹo, socola, nước ngọt, tương đen.

Tài liệu tham khảo

  1. Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị Đái tháo đường típ 2 (Ban hành kèm theo Quyết định số /QĐ-BYT 5481 ngày 30 tháng 12 năm 2020)
  2. Bảng thành phần thực phẩm Việt Nam 2016, Bộ Y tế
  3. Dinh dưỡng lâm sàng, Bộ Y tế
  4. Hướng dẫn dinh dưỡng đái tháo đường, BV Bình Dân

Tin liên quan

Vì sao suy dinh dưỡng là tình trạng thường thấy ở người bệnh suy thận mạn?
Vì sao suy dinh dưỡng là tình trạng thường thấy ở người bệnh suy thận mạn?

Ở người bệnh thận mạn, suy dinh dưỡng là một tình trạng rất phổ biến. Thận giảm chức năng kéo theo các cơ quan khác cũng suy yếu dần kèm theo việc ăn uống, hấp thụ dinh dưỡng cũng kém dần đi khiến sức khỏe càng bị ảnh hưởng nhiều hơn. Thấu hiểu nguyên nhân khoa học đằng sau và tìm ra giải pháp cân bằng dinh dưỡng để bổ sung kịp thời là vấn đề cấp thiết đối với bệnh nhân suy thận mạn.

Cá thể hóa chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân suy thận mạn
Cá thể hóa chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân suy thận mạn

Thận là cơ quan nội tiết quan trọng. Suy giảm chức năng thận sẽ kéo theo nhiều hệ lụy gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống. Do đó, bệnh nhân bị bệnh thận mạn tính đòi hỏi chế độ dinh dưỡng đặc biệt để ngăn chặn diễn tiến bệnh và hỗ trợ quá trình điều trị hiệu quả.

EPA: Dưỡng chất cần thiết cho bệnh nhân ung thư
EPA: Dưỡng chất cần thiết cho bệnh nhân ung thư

Dinh dưỡng là một trong những phần thiết yếu để duy trì sự sống và phát triển của con người. Cơ thể cần được cung cấp năng lượng để đảm bảo cho các hoạt động mỗi ngày. Thế nên, vấn đề dinh dưỡng luôn là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu, nhất là với người bệnh nói chung và bệnh nhân ung thư nói riêng.

Dinh dưỡng: Yếu tố then chốt trong quản lý bệnh đái tháo đường
Dinh dưỡng: Yếu tố then chốt trong quản lý bệnh đái tháo đường

Việc giữ gìn lối sống lành mạnh, nhất là có một chế độ dinh dưỡng đầy đủ, ổn định và hài hòa rất quan trọng đối với bệnh nhân đái tháo đường (ĐTĐ). Bên cạnh việc kiểm soát cân nặng chặt chẽ, Hướng dẫn của Bộ Y tế cho người đái tháo đường nhấn mạnh việc lựa chọn và kết hợp các loại thực phẩm đa dạng dinh dưỡng nhưng vẫn phải đảm bảo kiểm soát đường huyết.

Về Orgalife Sản phẩm Blogs Mua ngay

TỔNG ĐÀI TƯ VẤN 19006744

zalo messenger