• Theo dõi Orgalife tại
Dinh dưỡng điều trị

Dinh dưỡng cho bệnh suy giáp

Chế độ dinh dưỡng có thể giúp cải thiện triệu chứng khi tuyến giáp bị suy. Tuy nhiên nếu ăn uống không đúng cách cũng có thể làm tình trạng bệnh nặng thêm. Sau đây là hướng dẫn chế độ ăn uống cho người bệnh suy giáp để hỗ trợ người bệnh cải thiện tình trạng suy giáp của mình.

Tuyến giáp là gì? Suy giáp là gì?

Tuyến giáp thuộc hệ nội tiết, nằm dưới da phía trước của cổ. Tuyến giáp là một cơ quan vô cùng quan trọng trên cơ thể với vai trò sản xuất hormone giáp hỗ trợ quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Việc rối loạn hoạt động tuyến giáp có thể dẫn đến rối loạn các hoạt động chuyển hoá khác, đặc biệt là hoạt động của các tế bào, điều hoà nồng độ canxi trong máu.

Tình trạng suy giáp là khi tuyến giáp không sản xuất đủ hormone giáp để đảm bảo hoạt động bình thường của cơ thể.

Nguyên tắc dinh dưỡng khi suy giáp

Đối với người bệnh suy giáp, chế độ dinh dưỡng cần kiểm soát cân nặng tốt, ăn uống đa dạng thực phẩm theo khuyến nghị dinh dưỡng, bổ sung iod theo nguyên nhân bệnh và bổ sung các vi chất dinh dưỡng khi có chẩn đoán thiếu hụt vi chất.

Chế độ dinh dưỡng chi tiết cho người suy giáp

Năng lượng: Người bệnh cần đảm bảo năng lượng cung cấp cho cơ thể. Do hormone tuyến giáp suy giảm, hoạt động chuyển hoá của cơ thể cũng giảm theo nên người bệnh suy giáp rất dễ bị thừa cân béo phì. Nếu bị thừa cân hoặc béo phì, người bệnh nên được tư vấn bởi chuyên gia dinh dưỡng để biết được cụ thể mức năng lượng để duy trì cân nặng hợp lý hơn.

Chất đạm: Người bệnh suy giáp cần bổ sung chất đạm chất lượng cao, giàu dinh dưỡng; đặc biệt như lòng đỏ trứng, sữa, cá biển,… chứa nhiều khoáng chất iod tốt cho tình trạng bệnh. Chất đạm cần phải hạn chế là đạm nhiều béo như: chân giò, lạp xưởng,…

Tyrosine là một acid amin thiết yếu, thành phần của hai loại hormone giáp quan trọng. Tyrosine có nhiều trong sữa bột, phô mai, bột đậu tương, thịt heo, thịt bò, trứng cá muối,…

Chất béo: Nếu đang trong tình trạng dư cân, người bệnh cần lưu ý đến lượng cung cấp trong bữa ăn hàng ngày của mình. Chất béo đối với người suy giáp có loại chất béo tốt và chất béo xấu. Chất béo cần hạn chế là chất béo bão hoà từ mỡ, da, nội tạng động vật. Tuy nhiên, một số loại chất béo không bão hoà rất tốt cho tình trạng viêm của tuyến giáp như chất béo omega 3. Omega 3 có chứa DHA và EPA, là những dưỡng chất quan trọng giúp chống lại quá trình oxy hoá, giúp hỗ trợ khối cơ, chống lại quá trình viêm. Omega 3 thường có trong dầu cá, các loại hạt giàu béo (macca, hạt chia,…)

Rau xanh và trái cây: là loại thực phẩm giúp bổ sung vitamin, những chất chống oxy hoá tự nhiên từ thực vật. Rau xanh còn giúp bổ sung thêm chất xơ, giúp cải thiện tình trạng táo bón. Người trưởng thành cần bổ sung 500g rau xanh và trái cây mỗi ngày để đảm bảo nhu cầu các loại vitamin và chất xơ.

Chất dinh dưỡng vi lượng

Iod: Là một khoáng chất rất quan trọng để tạo nên hormone giáp và vài hormone khác trong cơ thể. Nếu thiếu iod sẽ gây ra nguy cơ suy giáp. Ở nước ta, tình trạng thiếu iod rất phổ biến. Người bệnh suy giáp nên lưu ý bổ sung iod trong khẩu phần ăn hàng ngày.

Nhu cầu iod theo khuyến nghị

+ Trẻ em <= 7 tuổi: 90 mcg/ngày

+ Trẻ em 8-14 tuổi: 120 mcg/ngày

+ Người >= 15 tuổi: 150 mcg/ngày

+ Phụ nữ có thai: 220 mcg/ngày

+ Phụ nữ cho con bú: 250 mcg/ngày

Có thể bổ sung iod vào khẩu phần ăn hàng ngày bằng các thực phẩm thông thường.

Tuy nhiên, lượng iod bổ sung không được vượt quá 4g/ngày do có khả năng làm rối loạn chức năng tuyến giáp. Ngoài ra, việc bổ sung iod còn phụ thuộc vào chẩn đoán nguyên nhân. Nếu như suy giáp do các bệnh tự miễn dịch thì cần hạn chế iod.

Selen là một khoáng chất cũng quan trọng giúp hoạt hoá các hormone tuyến giáp. Đây cũng là một chất chống oxy hoá, chống lại các gốc tự do tổn hại đến tuyến giáp. Thực phẩm giàu Selen là thịt, trứng, cá, tỏi

Kẽm: đối với tuyến giáp, khoáng chất kẽm giúp tạo hormone TSH, kích thích tuyến giáp hoạt động tốt hơn. Kẽm có chứa nhiều trong hàu, hải sản, thịt,…

Nước

Khi bị suy giáp, tình trạng táo bón có thể diễn ra thường xuyên. Chính vì vậy, người bệnh cần ăn đủ chất xơ và uống đủ nước để cải thiện tình trạng này. Nhu cầu nước ở người trưởng thành từ 19-55 tuổi, hoạt động thể lực trung bình là 35 ml/kg cân nặng mỗi ngày.

>>> Xem thêm: Leisure Low Iod - Soup Uống Dinh Dưỡng Công Thức Cắt Giảm I-ốt

Thực phẩm cần tránh khi mắc bệnh suy giáp

Goitrogen

Goitrogen là hợp chất có thể gây cản trở quá trình hình thành hormone tuyến giáp. Tình trạng này nghiêm trọng hơn ở người bị suy giáp, thiếu iod và sử dụng thực phẩm chứa goitrogen. Các loại thực phẩm chứa goitrogen phổ biến là các loại rau cải (bắp cải, củ su hào, cải xoăn,…), đậu nành, đậu hũ. Đặc biệt, đậu nành còn có chứa isoflavone, hoạt chất gây ức chế enzyme giúp tổng hợp hormone tuyến giáp. Tuy nhiên, goitrogen không bền với nhiệt độ nên khi nấu chín sẽ giúp giảm đáng kể chất này.

Gluten

Gluten – loại protein thường có trong lúa mì, lúa mạch. Gluten thường gây dị ứng, kích hoạt phản ứng miễn dịch ở người nhạy cảm với chất này. Vì vậy, người bệnh suy giáp nên tránh sử dụng các loại thực phẩm chứa gluten.

Chất béo

Chất béo chuyển hóa thường được tạo khi chế biến dầu mỡ ở nhiệt độ cao. Chất béo chuyển hoá gây ra nhiều vấn đề về hệ tim mạch, chuyển hoá. Đây là loại chất béo chủ yếu trong các loại bánh, bơ thực vật, thức ăn nhanh, chiên ngập dầu,…Ngoài chất béo chuyển hoá thì người bệnh cần hạn chế sử dụng chất béo bão hoà từ da, mỡ và nội tạng động vật.

Kết luận:

Bệnh suy giáp là một tình trạng suy giảm chức năng sản xuất hormone của tuyến giáp, gây ảnh hưởng đến nhiều cơ quan trên cơ thể người bệnh. Dinh dưỡng đối với tình trạng suy giáp giúp cải thiện tình trạng bệnh, hạn chế thừa cân béo phì, táo bón. Việc tuân thủ dinh dưỡng khi suy giáp giúp quá trình điều trị bệnh tốt hơn, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh.

Tin liên quan

Dinh dưỡng và chăm sóc bệnh sởi ở trẻ
Dinh dưỡng và chăm sóc bệnh sởi ở trẻ

Bệnh sởi là một trong những bệnh truyền nhiễm phổ biến ở trẻ em, gây ra bởi virus sởi. Tình trạng bệnh này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ mà còn có thể để lại những hậu quả nghiêm trọng nếu không được chăm sóc và điều trị đúng cách. Trong thời gian trẻ mắc bệnh sởi, chế độ dinh dưỡng và cách chăm sóc hợp lý đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc giúp trẻ nhanh hồi phục và giảm thiểu nguy cơ biến chứng.

Top soup, sữa cho trẻ bất dung nạp lactose được chuyên gia tin dùng
Top soup, sữa cho trẻ bất dung nạp lactose được chuyên gia tin dùng

Soup, Sữa cho trẻ bất dung nạp lactose được đánh giá cao hiện nay bao gồm: Soup uống dinh dưỡng O’ricmeal Peptide, Sữa Enfamil A+ Lactofree Care, Sữa NAN Expert Pro Lactose Free, Sữa Similac Total Comfort, Sữa Similac Isomil IQ 1, Sữa công thức France Lait LF, Sữa Nan AL110

NGƯỜI TIỂU ĐƯỜNG TUÝP 2 NÊN ĂN THEO CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG GÌ?
NGƯỜI TIỂU ĐƯỜNG TUÝP 2 NÊN ĂN THEO CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG GÌ?

Những nguyên tắc dinh dưỡng cơ bản ở người tiểu đường túyp 2 và cách lên thực đơn dinh dưỡng cho người tiểu đường tuýp 2

Vì sao suy dinh dưỡng là tình trạng thường thấy ở người bệnh suy thận mạn?
Vì sao suy dinh dưỡng là tình trạng thường thấy ở người bệnh suy thận mạn?

Ở người bệnh thận mạn, suy dinh dưỡng là một tình trạng rất phổ biến. Thận giảm chức năng kéo theo các cơ quan khác cũng suy yếu dần kèm theo việc ăn uống, hấp thụ dinh dưỡng cũng kém dần đi khiến sức khỏe càng bị ảnh hưởng nhiều hơn. Thấu hiểu nguyên nhân khoa học đằng sau và tìm ra giải pháp cân bằng dinh dưỡng để bổ sung kịp thời là vấn đề cấp thiết đối với bệnh nhân suy thận mạn.

Về Orgalife Sản phẩm Blogs Mua ngay

TỔNG ĐÀI TƯ VẤN 19006744

zalo messenger