Trong bài viết “Những biến đổi sinh lý thường gặp ở người cao tuổi”, nhóm tác giả ở Bệnh viện Lão khoa Trung ương kết luận rằng sự suy giảm chức năng hệ cơ có thể được hạn chế bởi việc luyện tập thể dục thường xuyên và bổ sung thực phẩm tốt cho hệ cơ. (1)
Một số triệu chứng dễ nhận thấy ở người trung niên và người cao tuổi như yếu sức, sức bền kém, dễ té ngã, vận động khó khăn, đi chậm, vết thương lâu lành…là hậu quả của việc suy giảm hệ cơ. Nhóm tác giả ở Bệnh viện Lão khoa Trung ương đánh giá có rất nhiều thay đổi diễn ra trong hệ cơ xương khớp của người già, tác động lớn đến sức khỏe và các chức năng sống như:
- Giảm tổng khối lượng xương, cơ cũng như khối lượng từng đơn vị cơ của các nhóm cơ lớn làm xương trở nên giòn và yếu, loãng xương và tăng nguy cơ gãy xương.
- Giảm dịch khớp dẫn đến tình trạng thoái hoá.
Sự biến đổi trên không chỉ làm người cao tuổi dễ gãy xương trong trường hợp như té ngã, chấn thương, va chạm mạnh mà còn cản trở quá trình hồi phục xương, từ đó dẫn đến việc sống phụ thuộc vào con cái, người thân, các thiết bị y tế cũng như suy giảm đời sống tinh thần.
Bộ Y tế đề xuất một số bài tập giúp cơ khoẻ mạnh dành cho người trung niên, người cao tuổi và có thể tập luyện mọi lúc mọi nơi, đặc biệt trong bối cảnh phức tạp của dịch COVID-19. Bài tập duy trì sức khỏe cơ là quan trọng để phòng tránh yếu teo cơ, duy trì chức năng hằng ngày, kiểm soát các bệnh mãn tính. Dụng cụ tập luyện rất đơn giản như chai nước, chai gạo/đỗ/ngô,… nặng từ 0,5 đến 2kg tùy vào thể trạng mỗi người. Người cao tuổi thực hiện các động tác gập/ duỗi khuỷu tay, dạng vai từ 7-15 lần cho mỗi động tác, lặp lại 3 hiệp. Bài tập cần thực hiện 3 buổi/tuần.
Ngoài ra, người trung niên, người cao tuổi có thể tập các bài yoga, thái cực quyền, đi bộ tại chỗ, thăng bằng,… để giúp cơ khoẻ mạnh, phòng tránh ngã, giảm nguy cơ ngã đồng nghĩa giảm nguy cơ gãy xương.
Bên cạnh việc luyện tập hằng ngày, chế độ dinh dưỡng cũng là một trong những biện pháp giúp duy trì sức khỏe cơ. Trong chuyên mục Dinh dưỡng hợp lý của Viện Dinh dưỡng quốc gia, Bác sĩ Thu Hương đưa ra một số nhóm chất tốt cho hệ cơ như:
- Canxi là một trong những nguyên tố chính cấu thành xương, do đó lưu ý bổ sung canxi từ sữa, các sản phẩm từ sữa, các loại rau xanh, các loại thủy hải sản như: tôm cua, các loại cá nhỏ
- Axít béo omega-3: chất này có tác dụng ngăn chặn phản ứng của hệ miễn dịch gây ra chứng viêm khớp, làm giảm hẳn các triệu chứng viêm đau khớp, nếu bệnh nhân bị viêm khớp được sử dụng dầu cá với liều từ 2 - 5g/ngày, kết quả là các khớp tổn thương bớt cứng và giảm đau rõ rệt. Thực phẩm chứa nhiều axit béo omega-3 là cá, đặc biệt là mỡ cá, các loại cá thu, cá ngừ, các trích, cá mòi, cá trống, cá hồi, tôm, cua, tảo, sinh vật phù du…
- Axít béo omega-6 GLA (acid gamma-linolenic): có tác dụng ức chế sự sản sinh ra prostaglandin gây viêm. Nghiên cứu cho thấy khi dùng với liều 1 - 3g/ngày cho kết quả khả quan đối với bệnh viêm khớp. Omega-6 có trong thịt động vật, có hầu hết ở các loại dầu thực vật.
- Vitamin C, D, E: có khả năng làm giảm bệnh viêm xương khớp, có thể tìm thấy trong rau củ quả
Được nghiên cứu và xây dựng dựa trên khuyến nghị “Bữa ăn lành mạnh” của Đại học Harvard – Hoa Kỳ dành cho đối tượng người trung niên, người cao tuổi, Fomeal Care là sản phẩm dinh dưỡng bổ sung hằng ngày, cung cấp năng lượng 100% từ nguyên liệu tự nhiên với 5 nhóm thực phẩm lành mạnh bao gồm protein lành mạnh, ngũ cốc nguyên hạt, thực phẩm nhiều chất xơ (rau củ, trái cây) và chất béo lành mạnh (dầu thực vật).
Fomeal Care đã được kiểm định chất lượng an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn Châu Âu FSSC 22000 và HACCP CODEX, đồng thời được bảo hộ độc quyền sáng chế bởi Cơ quan sáng chế và nhãn hiệu Hoa Kỳ USPTO và Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam NOIP. Fomeal Care luôn đồng hành cùng người trung niên, người cao tuổi để duy trì một khung xương vững chắc, làm điểm tựa cho những bộ phận, cơ quan khác trong cơ thể, cũng như giúp họ chăm sóc sức khỏe toàn diện.
(2): http://viendinhduong.vn/vi/dinh-duong-hop-ly/thuc-pham-cho-nguoi-bi-viem-khop.html
Từ ngày sống chung với đại dịch, chúng ta dần nhận ra sức khỏe quan trọng đến thế nào. Và để có một cơ thể khỏe mạnh, những bữa ăn của cả gia đình cần thay đổi cho phù hợp hơn. Tuy nhiên, việc thay đổi không chỉ ngày một ngày hai, nó phụ thuộc rất nhiều vào những thói quen, kinh nghiệm mà các thế hệ trước để lại. Thế nhưng, những kinh nghiệm ấy đôi lúc lại khiến chúng ta phân vân hơn bao giờ hết. Vậy, một bữa ăn dinh dưỡng thế nào là hợp lý? Cần những nhóm thực phẩm nào và lượng tiêu thụ là bao nhiêu?
Việc duy trì cân nặng của người trung niên, người cao tuổi ở mức hợp lý và ổn định sẽ giảm thiểu rất lớn những nguy cơ gây ảnh hưởng tới sức khỏe, đồng thời còn giúp họ năng động, tâm lý thoải mái, yêu đời hơn.
Theo Bộ Y tế Việt Nam (1), song song với việc chăm sóc sức khỏe vật chất, sức khỏe tinh thần người cao tuổi cũng rất cần được quan tâm chăm sóc để giúp họ sống vui - khỏe - có ích cho gia đình và xã hội.
Hệ tiêu hóa không những giúp phân nhỏ thức ăn thành chất dinh dưỡng, mà còn giữ vai trò thiết yếu trong việc loại trừ các chất độc khỏi cơ thể.1 Do đó, chúng ta cần lưu ý bổ sung 3 dưỡng chất vàng để có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn nhé.